Các nhà báo quân sự Trung Quốc đã chỉ trích dữ dội Nga, cáo buộc rằng việc cung cấp tổ hợp phòng không S-400 Triumf đã được thực hiện với những sai sót rõ ràng.
Cụ thể họ nhận định rằng tính năng của S-400 thua xa quảng cáo, ví dụ như tầm bắn tối đa của phiên bản S-400 mà Trung Quốc nhận được chỉ là 250 km chứ không phải 400 km.
Bên cạnh đó năng lực tấn công mục tiêu bay thấp của S-400 cũng không đạt yêu cầu, khi Nga từ chối bán cho họ các tên lửa 9M96 để giữ thị phần cho S-350 Vityaz.
Giới phân tích cho rằng sẽ cần phải mua thêm các hệ thống phòng không khác của Nga ví dụ như Pantsir-S1 để lấp lỗ hổng, bởi vì nếu triển khai độc lập thì hiệu quả của S-400 là rất thấp.
Thực tế là tại chiến trường Syria, tổ hợp S-400 Triumf vẫn cần có thêm Pantsir-S1 và Tor-M2U đứng cạnh bảo vệ, bởi sẽ rất tốn kém khi dùng tên lửa to như 48N6 đánh mục tiêu nhỏ như UAV cảm tử.
Cụ thể, Baijihao cho rằng: "Vào cuối năm ngoái, Bộ Quốc phòng liên bang Nga đã cho biết hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz đầu tiên đã được đưa vào biên chế".
"Mọi người đều biết rằng ngay sau khi bán S-400 cho Trung Quốc, Nga đã biên chế S-350. Bên cạnh đó, người Nga không tiết lộ tất cả các tính năng của S-400. Điều này không ngạc nhiên vì bất kỳ quốc gia xuất khẩu vũ khí nào cũng sẽ giữ bí mật".
"Vũ khí xuất khẩu sẽ luôn yếu hơn so với vũ khí mà nước sản xuất sử dụng. Nếu bạn mua những vũ khí mới nhất thì nhà cung cấp đang chuẩn bị phát hành những vũ khí tiến bộ hơn nữa".
"S-350 sẽ tương tác với S-500, tăng cường khả năng phòng không của Nga. Trong khi đó hệ thống S-500 được phát triển trên cơ sở S-400, tầm bắn tối phiên dịch đa của nó vượt quá 500 km và hiệu suất chiến đấu tổng thể cao hơn nhiều so với bất kỳ tổ hợp hiện có nào".
"Một điều khá bình thường là khi bán S-400 cho Trung Quốc, Nga đã không tiết lộ tất cả các tính năng. Không có hy vọng rằng Moskva sẽ bán tất cả các vũ khí tiên tiến nhất", truyền thông Trung Quốc cho biết.
Trên thực tế, báo chí Trung Quốc cho rằng để tránh việc phải đi mua vũ khí giá cao nhưng bị cắt giảm tính năng thì các tổ hợp công nghiệp quốc phòng nên đầu tư phát triển vũ khí nội địa.
Hiện tại Trung Quốc đã có trong tay tổ hợp phòng không tầm xa HQ-9B được đánh giá ngang ngửa S-300PMU-2 Favorit, phiên bản xuất khẩu FD-2000 của nó thậm chí còn nhiều lần chiến thắng vũ khí Nga trong đấu thầu quốc tế.
Với một số nâng cấp, những phiên bản tiếp theo của HQ-9B sẽ không thua kém gì S-400, thậm chí còn vượt trội hơn nhiều do công nghiệp điện tử của Trung Quốc lúc này đã vượt xa Nga.
Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn đang nghiên cứu phát triển những loại tên lửa đánh chặn tầm siêu cao và siêu xa sử dụng công nghệ va chạm động năng tương tự THAAD và SM-3 của Mỹ, đó chính là HQ-19 và HQ-26.
Nếu những chương trình vũ khí nội địa trên hoàn thiện, Trung Quốc tự tin cho rằng giai đoạn phụ thuộc vào phòng không Nga sẽ chấm dứt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét